1.159 xương cốt của những người dân Việt Nam vô tội đã bị
giết hại dã man thời Pôn Pốt đang được bảo quản tại khu nhà mồ Ba Chúc, thị trấn
Ba Chúc, huyện Tri Tôn (An Giang).
Nhà mồ Ba Chúc |
Cách thị trấn Châu Đốc hơn 40 km về phía Tây Nam, Nhà mồ
Ba Chúc mang vẻ trầm lặng bao chùm lên những chứng tích đau thương còn lại thời
kỳ diệt chủng Pôn Pốt.
Theo sử sách ghi chép lại, không khí hoà bình ở đây chưa
được bao lâu thì lại phải đương đầu với cuộc chiến tranh diệt chủng do Pôn Pốt
gây ra. Sau 11 ngày đêm bị chiếm đóng (18/4 - 30/4/1978), xã Ba Chúc bị dìm
trong biển máu. 3.157 dân thường Ba Chúc, vùng quanh Núi Tượng và Núi Dài đã bị
quân Khmer Đỏ thảm sát (trong tổng số 16.000 dân xã Ba Chúc).
Phần lớn nạn nhân bị sát hại vào ngày 18/4/1978, khi một
toán quân Khmer xâm nhập dồn hết dân làng vào các ngôi chùa và trường học rồi
thảm sát. Những người sống sót trốn được vào núi Tượng, tuy nhiên họ bị phát hiện
ra vài ngày sau. Phần lớn nạn nhân bị bắn, chém, chặt đầu. Nhiều phụ nữ bị hãm
hiếp, bị đóng cọc vào chỗ kín, trẻ em thì bị đâm lê trước khi giết chết hoặc xé
đôi người, nắm hai chân đập đầu vào gốc cây.
Xương cốt nạn nhân được phân chia theo độ tuổi |
Khu nhà mồ tĩnh lặng có hình lục giác, mỗi góc là một trụ
cột đỡ mái nóc nhà bằng hình tượng bàn tay cầm chuôi kiếm đẫm máu. Chính giữa
là khung hộp kiếng 8 cạnh bằng nhau, chứa đựng 1.159 xương cốt.
Được biết, để kéo dài tuổi thọ những bộ xương này, ngành
chuyên môn phải dùng sáp nấu sôi áo bên ngoài xương tránh oxy hóa, dùng vật chống
ẩm. Tuy nhiên, số hài cốt nói trên có hiện tượng ngả màu và mục ở phần xương sụn
và xương trẻ em nên năm 1989 Sở Văn hoá và Bảo tàng An Giang đã tiến hành lấy số
hài cốt này ra làm vệ sinh, lau chùi, ngâm tẩm hoá chất rồi phơi khô.
Bảng tội trạng của Pôn Pốt |
Theo lời của Bảo vệ thì ngày càng có nhiều du khách tới
tham quan, nhất là vào 16/3 âm lịch hàng năm nhiều du khách thập phương tới dự
giỗ tưởng niệm người đã chết có tên Ngày giỗ hội căm thù.
Kỹ nghệ giết người tàn ác
Lịch sử nước Việt thời kỳ nào cũng nhiều nước mắt, đau
thương, với rất nhiều vụ mà kẻ thù thảm sát người dân. Trong đó, vụ thảm sát Ba
Chúc của “tập đoàn ác thú” Pol Pot, gây rúng động cả thế giới loài người. PV
Báo điện tử VTC News đã dành nhiều ngày cùng sống với những người còn sót lại của
vụ thảm sát ở vùng đất này, để ghi lại tội ác tày trời mà bọn ác thú Pol Pot đã
gây ra cho người dân vô tội.
Mảnh đất lạnh
Đến vùng đất Ba Chúc, quả thực, không còn nhận ra nơi đây
từng có vụ thảm sát kinh hoàng. Nhà cửa san sát, phố xá đông người. Trong hình
dung của tôi, vùng đất Ba Chúc xác xơ, u tịch, nơi từng là một biển lửa, biển
máu, biển xác người.
35 năm trôi qua, giờ chứng tích tội ác của bọn “ác thú”,
và sự đau thương mất mát chỉ còn hiện diện ở khu nhà mồ, với chồng chất xương
người.
Nhưng, bước chân vào mảnh đất này, vẫn có một cảm giác
lành lạnh, u ám, khiến đôi chân như ríu lại. Dường như, mỗi tấc đất nơi đây, đều
có xương thịt người vô tội và những oan hồn ẩn khuất chưa thể siêu thoát.
Có lẽ, ở Việt Nam, đây là thị trấn duy nhất, vùng đất duy
nhất chẳng có rượu, bia, chẳng có nơi hát hò, giải trí. Vài quán ăn lèo tèo, chủ
yếu là cơm chay.
Xác người dna6 bị Pôn Pốt xát hại trên cánh đồng Ba Chúc |
Bóng đêm buông, ít người đi lại. Đây đó, từ ngôi nhà sang
trọng đến những túp lều gianh, phát ra tiếng tụng kinh, tiếng mõ. Nhà nào ở
vùng đất này cũng có người chết thảm, thậm chí chết cả nhà, cả họ, nên bao
nhiêu năm nay, người còn sống tụng kinh để những oan hồn được siêu sinh tịnh độ.
Nhà mồ Ba Chúc mới bị phá, để xây dựng lại khang trang
hơn. Nơi nhà mồ ấy, xương cốt sẽ được trưng bày từng bộ, rồi nhiều vật chứng
cũng được bày biện để thế hệ sau thấy được sự mất mát, đau thương của thế hệ
trước, là cái giá cho những ngày yên bình này.
Một ngôi nhà nhỏ, cỡ 30 mét vuông, tường kính được dựng tạm
trước chùa Phi Lai. Trong ngôi nhà ấy, chất chồng xương cốt.
Ông Nguyễn Văn Tiệm, dáng người mảnh khảnh, khuôn mặt u
buồn, dẫn tôi đi một vòng quanh ngôi nhà tạm chứa xương. 1.159 bộ hài cốt,
trong tổng số 3.157 mạng người Ba Chúc bị Pol Pot sát hại, xếp chồng chất trong
nhà mồ.
Ông Nguyễn Văn Tiệm trở thành người kể chuyện tại Ba Chúc |
Đủ 1.159 hộp sọ được phân loại theo độ tuổi, bày biện
trên giá thép. Trên hộp sọ in một dãy số ký hiệu. Những hộp sọ to nhỏ, với 2 hốc
mắt nhìn ra ngoài u uẩn.
Ông Tiệm kể, nhiều người yếu tim, đến khu nhà mồ, nhìn những
hình ảnh sọ người, đã ngất xỉu, thậm chí mất kiểm soát tâm trí như thể bị ma nhập,
nên phải khênh đi nơi khác.
Ông Tiệm là cựu chiến binh, là nhân chứng sống của vụ thảm
sát năm xưa. Gia đình ông ở mãi huyện Tân Châu, nằm sâu trong nội địa.
Ông lấy vợ ở Ba Chúc, rồi ở rể, tham gia dân quân chiến đấu
chống Pol Pot ở vùng biên giới. Ngày đó, gia cảnh nhà ông khá giả, nên ông sắm
được xe Honda 67 và cũng chính nhờ chiếc xe đó, mà gia đình ông thoát chết.
Khi quân Pol Pot quấy nhiễu dọc biên giới, bộ đội đã sơ
tán dân. Đã có cả ngàn cư dân Ba Chúc được sơ tán vào trong, nhưng đi được thời
gian, thấy tình hình yên ổn, người dân lại tìm về.
Những hộp sọ tại nhà mồ |
Quê ông ở Tân Châu, bố mẹ vẫn ở đó, nên ông dùng xe máy
chở vợ con về quê nội, rồi tiếp tục cầm súng quay lại Ba Chúc. Đó chính là lý
do gia đình ông được vẹn toàn.
Nhưng, phía nhà vợ ông thì thực sự thảm khốc. Gần như đại
gia đình bên vợ đều bị bọn “ác thú” Pol Pot giết sạch. Cả họ bên vợ chỉ còn lại
vài mống người.
Là người chứng kiến toàn bộ cuộc thảm sát của bọn Pol
Pot, nên ông được hội cựu chiến binh và chính quyền chọn làm “người kể chuyện” ở
khu vực nhà mồ cho khách tham quan.
Kỹ nghệ giết người
Ông Tiệm từng tham gia gom xác, đốt xác để lấy xương, rồi
cuốc đất tìm xương, lặn ngụp dưới sông vớt cốt, nên ông hiểu rất rõ về những bộ
cốt trong nhà mồ. Nhìn vào mỗi hộp sọ, dù không biết đó là của ai, nhưng ông có
thể thấy rõ hành động của bọn “ác thú” với những nạn nhân.
Trong số những hộp sọ trong nhà mồ, có rất nhiều hộp sọ nứt,
lún, vỡ nham nhở. Chỉ từng hộp sọ, ông Tiệm có thể biết người đó chết vì bị bắn,
hay bị đập bằng gậy gỗ mun, thậm chí đập kiểu gì, đập mấy nhát, lực đập và hướng
đập.
Hộp sọ nứt vỡ do bị đập bởi gậy gỗ mun |
Hộp sọ bị đập vỡ bởi gậy gỗ mun |
Ngày đó, mỗi nhóm Pol Pot có vài tên được trang bị gậy hoặc
vồ bằng gỗ mun, thứ gỗ cứng như thép, nặng như thép, dai như thép. Bọn khốn nạn
đó luôn kè kè cây gậy bên mình. Cây gậy đó lấy được càng nhiều mạng người, thì
chủ nhân của nó càng được tôn trọng và trong con mắt của chúng, cây gậy đó mới
đáng quý.
Những cây gậy gỗ mun là thứ ám ảnh kinh hoàng với 2 triệu
đồng bào Campuchia vô tội, bị bọn Pol Pot hành hình. Chủ nhân của những cây gậy
này chỉ cần vung lên một lần, là một mạng người bị cướp đi một cách oan khốc.
Ông Nguyễn Văn Tiệm lọ mọ mở cánh cửa căn nhà cấp 4, gọi
là Nhà trưng bày chứng tích tội ác của bọn Pol Pot. Bước vào ngôi nhà, dường
như, đôi chân tôi muốn khụy xuống. Trên 4 bức tường là những hình ảnh không
dành cho người yếu tim. Những xác người chất chồng chết theo tư thế thảm khốc
nhất.
Gậy gỗ mun |
Cây gậy gỗ mun được tiện cầu kỳ nằm im lìm trong tủ kính
với dòng chữ: “Dùi: bọn Pol Pot dùng đập đầu tàn sát nhân dân Ba Chúc năm
1978”. Cây gậy gỗ mun nặng trịch này giải mã cho cái chết của hàng ngàn nạn
nhân Ba Chúc, hàng triệu người dân vô tội Campuchia, mà chứng tích để lại là những
hộp sọ với 3 vết nứt chạy đều gặp nhau ở đỉnh sọ.
Trong chiếc tủ kính ấy, còn nhiều gậy nữa. Khúc tầm vông
chỉ bằng cổ tay người lớn, dài cỡ 1m, nhưng nó đã giết hại vô số trẻ em vô tội.
Bọn ác thú dùng khúc tầm vông vụt vào gáy, khiến những em nhỏ chết ngay tức khắc.
Cú vụt của chúng mạnh đến nỗi, những hộp sọ trẻ em đều nứt một đường ngang, làm
vỡ đôi hộp sọ, tách nửa trên với nửa dưới.
Nhưng, đau xót và căm phẫn nhất, là cây gậy tầm vông nhọn
hoắt một đầu. Bất cứ một con người lương tri nào trên thế giới này, khi nhìn
cây gậy, nhìn những tấm hình treo trên tường, và nghe lời thuyết minh của ông
Tiệm, đều không khỏi phẫn uất, rùng mình. Những kẻ lạc loài ở bên kia biên giới
đã dùng những cây gậy nhọn này thọc vào chỗ kín của phụ nữ, xuyên tận lên đến cổ.
Tội ác như thế này, loài người trên thế gian, có thể tin
được không? Một cảm giác uất hận cứ nghèn nghẹn nơi cổ họng.
Nhận xét
Đăng nhận xét